Câu hỏi đặt ra là hoạt động logistics nói chung hay giao hàng nói riêng nên tự làm hay thuê ngoài?
Với các công ty TMĐT, giao hàng mà điểm kết nối quan trọng với khách hàng. Câu hỏi đặt ra là hoạt động logistics nói chung hay giao hàng nói riêng nên tự làm hay thuê ngoài?
Yesota Kreshna Pillai thường làm việc từ 7 giờ sáng mỗi ngày để hoàn thành giao khoảng 120 kiện hàng. Con số đã tăng gấp đôi kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Người phụ nữ 31 tuổi là một trong những tài xế giao hàng tại Klang Valley, Malaysia. Dù vậy, nơi làm việc của cô không phải là các công ty logistics như Ninja Van, DHL, hay Pos Malaysia; thay vào đó, bà làm việc cho Lazada.
Trong khi một số công ty TMĐT lớn vẫn đang phụ thuộc nhiều vào các đối tác giao hàng bên thứ 3 (3PL), những công ty ở Đông Nam Á như Lazada hay Shopee đang đẩy mạnh hoạt động logistics do chính mình triển khai.
Một trong những trung tâm xử lý hàng hoá của Lazada tại Việt Nam. (Ảnh: Lazada)
Hoạt động logistics tự triển khai (in-house logistics) tăng trưởng quy mô ở mức 35% và 32% lần lượt ở Indonesia và Việt Nam hồi năm ngoái, theo báo cáo của RedSeer.
Trong khi hoạt động thuê ngoài vẫn chiếm chủ yếu trên thị trường, hoạt động logistics tự triển khai cũng mang lại nhiều lợi ích. Dù vậy, việc thành lập mảng logistics của riêng mình và hoàn toàn không phụ thuộc vào hoạt động thuê ngoài logistics là 2 câu chuyện hoàn toàn khác nhau.
Tự triển khai hoạt động logistics
Tự triển khai hoạt động logistics không phải một điểm mới đối với các công ty TMĐT. Amazon nghiên cứu các tuyến giao hàng của đối tác và đánh giá nhiều yếu tố như mật độ dân số trước khi quyết định sử dụng đội ngũ giao hàng của riêng mình hay sử dụng các công ty giao nhận truyền thống như UPS ở Mỹ.
Dù vậy, ở Đông Nam Á, In-house logistics mới chỉ được quan tâm trong khoảng vài năm trở lại đây. Ông Roshan Raj Behera, một đối tác của RedSeer, cho biết RedSeer đã quan sát xu hướng kể từ năm 2017.